Ông Huỳnh Thạnh Mậu (mà người ta thường kêu là Sáu Mậu hay Út Mậu) sanh ngày mùng 10 tháng 2 năm Ất –Sửu (1925) tại thôn Hòa Hảo, thuộc quận Tân-Châu, tỉnh Châu Đốc.
Đã thông-minh Ông Mậu lại còn là người có tánh dạn-dĩ, không rụt-rè nhút-nhát, nói năng hoạt-bát mà dịu-dàng, và nhứt là có một tấm lòng bác-ái vị-tha đáng kính…
Ông Huỳnh Thạnh-Mậu lúc 8 tuổi đã biết rành chữ quốc-ngữ. Nhưng vì ở trong một gia-đình chịu ảnh hưởng Nho-Giáo nên khi lên 9 tuổi ông lại phải đi học chữ Hán. Ông nhập-môn (Nho học) tại trường của Ông Thầy Bảy Ngàn ở phía trên chợ Mỹ-Lương (Hòa-Hảo) một đỗi. Sau đó, ông lại từng học với Thầy Ba Đạo, rồi với ông Mười (ở Hòa-Hảo). Sau rốt, ông đến thọ giáo với Thầy Hai Chức tại Phú An. (mất chữ…) là người có thiên-tư sáng-suốt nên ông (mất chữ…) đủ các sách MINH-TÂM và TỨ-THƠ (1). Ông lại sang qua học nghề thuốc Bắc là môn Đông-y cổ-truyền. Ông đã học chẩn mạch rành-rẽ, nhưng vì thời-cuộc biến-chuyển nên năm 1939 ông buộc lòng phải ngưng y-học trong lúc sắp thành tài…
/////////////////////////////////////////////////////////
Thi Sĩ Việt Châu tên thật là Nguyễn Xuân Thiếp, sinh năm 1918 tại làng Tân Thạnh (thuộc xứ Đốc Vàng, tỉnh Đồng Tháp) ông là em ruột của Tân Phương Nguyễn Xuân Tăng, tức ông Ngô Văn Hai, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và là nguyên Tổng Thơ Ký Ban chấp Hành DXĐ liên tỉnh miền Tây trong những năm 1946-1947. Nguyễn Hiến Lê, nhà dịch thuật biên khảo có tiếng trước năm 1975, cũng là em họ của ông. Nguyễn Hiến Lê nhận xét về tánh khí người anh mình như sau: “có khí tiết mà mềm mỏng, khéo xử sự, biết lo cho gia đình mà có tài làm thơ, nên bác tôi mến nhất”.
Tóm tắt, nhà thơ Nguyễn Xuân Thiếp là một nhân tài hy hữu miền Nam, nhưng cũng là một chiến sĩ yêu nước cùng với các nhà tranh đấu đương thời chống lại chủ trương cực đoan hóa phong trào kháng chiến cứu nước do một số phần tử đệ tam quốc tế quá khích cầm đầu.
Vừa 23 tuổi, vào khoảng năm 1941, ông nổi tiếng là một nhà thơ trẻ với nhiều tác phẩm trường thiên, đáng kể nhất là quyển “Lông Ngỗng Gieo Tình”, dùng thể văn lục bát mô tả sự tích Trọng Thủy Mỵ Châu. Ông còn để lại nhiều thi phẩm đậm đà hương vị quê hương, lãng mạn, và tình yêu thiên nhiên.
Trên văn đàn trước năm 1945, ngoài là bạn của nhiều nhà thơ có tiếng đương thời, ông còn lập nhómêVăn Đàn Đốc Vàng Thượng. Ngưỡng phục đức độ và chủ trương tranh đấu của nhà lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông quy y và được Đức Thầy tin dùng vào các công tác quan trọng.
Bài thơ nầy, Đức Giáo Chủ đọc lên trên đường đi Khuyến Nông từ miền Tây về Sài Gòn năm Ất Dậu (1945) và cũng trong dịp đó, Việt Châu có trình lên cho Đức Giáo Chủ xem tập Lông Ngỗng Gieo Tình của thi sĩ sáng tác, để thỉnh ý Giáo Chủ. Xem xong, Đức Thầy bình phẩm bằng hai câu thơ:
“Mỵ Châu ơi hỡi Mỵ Châu,
Mê chi thằng chệt để sầu cho cha.”…Read More
///////////////////////////////////////////////////////
Ông Thanh Sĩ, tên thật là Trần Duy Nhứt, sanh năm Mậu Thìn (1928) tại Ấp Phú Thạnh, xã Phú Long, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc, Nam Phần Việt Nam. Thân phụ ông Thanh Sĩ là ông Chế Văn Hương và thân mẫu là bà Trần Thị Mười. Do điều bất hạnh xẩy ra trong gia đình, ông Thanh Sĩ phải mang họ mẹ và lớn lên bên cạnh mẹ cùng với người em ruột là Trần Duy Nhì trong một hoàn cảnh nghèo khó.
Từ thuở nhỏ, ông có tính tình hiền hòa, khiêm cung, lễ độ với mọi người. Dáng ông cao ráo, mảnh khảnh, tiếng nói trong trẻo, thanh sảng. Vì hoàn cảnh khốn khó, ông Thanh Sĩ phải thôi học lúc chưa hết lớp ba trường làng. Mặc dầu không có cơ hội tới trường lớp nhiều nhưng ông có kiến thức vượt hẳn lớp người cùng thời nhờ bẩm chất thông minh, có chí tìm hiểu kinh sách và năng trau dồi đạo đức.
Năm 1942 (Nhâm Ngọ), nhân đọc quyển Giác Mê Tâm Kệ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Thanh Sĩ thấy được con đường đạo. Vào ngày rằm tháng bảy năm đó, ông thượng ngôi Tam Bảo và tự làm lễ qui y tại nhà. Lúc đó ông vừa tròn 15 tuổi.
Năm 1943, ông lâm bệnh nặng. Trong lúc mọi người tưởng ông không qua khỏi thì bỗng nhiên ông mượn bút mực viết bài “Khải tấu cáo hoàng thiên” rồi nhờ người đặt bàn hương án cầu nguyện, đọc và đốt dùm bài này. Sau đó, tự nhiên ông khỏi bệnh.
Năm 1944 (Giáp Thân), ông Thanh Sĩ quyết chí đến diện kiến Đức Huỳnh Giáo Chủ đang ngụ tại Sài Gòn để xin qui y trực tiếp. Khi ông đến nơi thì từ trên lầu cao, Đức Huỳnh Giáo Chủ vẩy tay bảo ông hãy về vì Ngài đã hiểu ý. Read More
/////////////////////////////////////////////////////
Ô. Lê Văn Phú sinh trưởng tại Quận Châu Thành, Cao Miên, con của Ô. Phan Văn Thơm và Bà Lê Thị Kim. Ông thuộc giòng dõi họ Phan. Nội tổ là nhà cách mạng Phan Văn Tùng, người có tiếng là nho văn tại Bến Tre. Sau cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp bất thành, ông lưu vong lên xứ Chùa Tháp. Tổ mẫu là tín đồ Bữu Sơn Kỳ Hương, nên ông đã hấp thụ giáo lý Bữu Sơn Kỳ Hương từ nhỏ. Đến năm ông lên muời sáu tuổi, thì bà qua đời. Bà biết trước ngày giờ mất.
Trường hợp vào đạo: Sau ngày Đức Thầy khai sáng đạo, nhân duyên đầu tiên của ông Lê Văn Phú là ông có nguời bạn tên là ông Ba Tòng giới thiệu đưa cho quyển ‘Giác Mê Tâm Kệ”. Sau khi xem xong ông phát tâm ái mộ và nói quả quyết với ông Ba Tòng rằng đây đúng là vị Phật ra đời cứu thế. Ông tự thượng trang thờ Phật và phát nguyện tu theo PGHH.
Khi còn ở đất Cao Miên chưa gặp Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông thuờng lên xuống đất Việt, quan hệ với Huơng Hào Nhu, nguời lớn tuổi ở cồn Phú Xuân. Theo lời kể của ông Nhu, ông thường lên xã Phú An, học thuộc lòng sám giảng thi văn của Đức Thầy. Khi về đất Miên, mỗi khi có dịp, ông đọc cho bà con ở đây nghe và chép lại. Read More
Mr. Huynh Thanh Mau (also called Six Mau or Little Mau) born on the 10th of Lunar February, 1925 (Wood Ox), at Hoa Hao hamlet, Tan Chau district, Chau Doc province. ̣̣He was the brother of Lord Master Huynh Phu So, the founder of Hoa Hao Buddhism.
Besides, Mau was a bold, brave, articulate and yet soft-spoken, standing out as a highly kind person.
At eight, Mr Huynh Thanh Mau was fluent in Quoc Ngu (national language). But, due to growing up in a Confucian family, when he was 9 years old, he must also study the Han language (Chinese-Vietnamese). He initiated to Ruism at the school of Master Bay Ngan located at Mỹ Lương (Hoa Hao). Finally, he initiated with Master Hai Chuc at Phu An. He was endowed with perspicacity, therefore he was well-versed in Minh Tam and Tu Tho (1) sutras. He went on to learn Thuoc Bac (Northern Medicine), aka Traditional Eastern Medicine. He quickly grasped how to diagnose but, because of a social change, in 1939 he forcibly ceased learning medicine when he was going to graduate….
//////////////////////////////////////////////////////
In short, Nguyen Xuan Thiep is one of the Southern region’s highly talented, patriotic fighter together with his contemporary revolutionaries resisting the radical members of resistance movements led by The Third International.
At 23, around 1941, he became famous with his several masterpieces, the best among which is the Romance of the Goose Feather”, depicting the six and eight syllable line legend of Trong Thuy and My Chau. In his style, one can find the poems imbued with love for country, and nature apart from his romantic inclinations. On the literary tribune, before 1945, he had many friends as famous writers and poets but was a founder of the Doc Vang Thuong tribune.
As an admirer of the leader of Hoa Hao Buddhism, Lord Master the Prophet, he took refuge in the religion and was assigned important tasks.
This poem was read out by Lord Master on the way back to Saigon from his agrarian campaign on the Wood Rooster (1945). On this occasion, Viet Chau presented his collection of “Long Ngong Gieo Tinh” to the Lord for comment. Having read, the latter improvised:
“My Chau, Oh My Chau,
Is it worthy of depressing Dad to love a Chinese?”
/////////////////////////////////////////////////////////
Mr. Thanh Sĩ is named Tran Duy Nhat, born in 1928 (Earth Dragon), at Phu Thanh hamlet, Phu Long village, Chau Thanh district, Sa Dec province, South Vietnam. His father is Che Van Huong, and his mother is Tran Thi Muoi. A misfortune happened to his family and made him carry his mother’s surname. He grew up with his mother and his younger brother Tran Duy Nhi in poverty.
Since childhood, he was well-mannered, humble, and polite toward everyone. He has a high stature, slender, and a clear and serene voice. Due to his deprivation, he must leave his school when he just completed the third year at his village. Even though he had not done a lot of schooling, he surpassed his contemporaries in knowledge due to his inborn intelligence, devoted sutra learning and moral practice.
In 1942 (Water Horse), after reading the Awakening (Giác Mê Tâm Kệ) by Lord Master Huynh, Mr. Thanh Sĩ found his Tao pathway. On the 15th of the lunar July, he set up the Three Jewel Altar and made a refuge-taking ceremony at home. By then he was only 15 years old.
In 1943, he fell very ill. While everyone thought he could not get over, he suddenly wrote a “Testimony to the Celestial Emperor”, and asked help from others in establishing a prayer table, reading it out and burning this writing. Afterward he naturally recuperated.
In 1944 (Wood Monkey) Mr Thanh Sĩ resolved to have an audience with Lord Master Huynh residing in Saigon to have his refuge-taking witnessed by Lord Master. When he arrived, from upstairs Lord Master waved for him to return as he was understood.
Mr. Le Van Phu was born and grew up at Chau Thanh District, Camdodia, to the union of Mr. Phan Van Thom and Ms. Le Thi Kim. He belongs to the Phan lineage as his paternal grand father is Phan Van Tung, a literati in Ben Tre province. After his aborted anti-colonial revolt, he exiled to Cambodia. His paternal grand mother was a disciple of Buu Son Ky Huong, thus having absorbed these teachings since his young age. When he was 16, she passed away. She knew the date and time of her death.
Initiation: After Lord the Master launched His Mission, at first, he had a friend of his, Ba Tong, who introduced him the Oracle’s IV Volume “Awakening” (Giác Mê Tâm Kệ). Having read it, he regarded it as his favorite sutra, and firmly told Ba Tong that this must be the very Buddha who descended as a messiah. He himself set up a Three Jewels altar and converted to Hoa Hao Buddhism. While, in Cambodia, he had not yet met Lord Huynh the Prophet, he frequented a prominent villager Nhu, a senior at the Phu Xuan Islet. According to Nhu, he often went to Phu An village, learnt by heart the Lord’s Oracles and Poems. Whenever possible, he read them to the public audience and had them copied.